Hãy theo dõi một số phương thức dưới đây để giữ con mình an toàn khỏi nguy hiểm thế giới ảo nhé.
1. Đừng tiết lộ danh tính trên mạng
Con bạn có thể muốn khoe khoang trên mạng, đặc biệt là khi bắt gặp bạn bè đồng trang lứa, nhưng điều này có thể trở thành mối nguy hại tiềm tàng.
Hãy khuyên con đừng tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng. Một vài trang mạng xã hội yêu cầu con bạn phải tiết lộ tên thật và những thông tin cá nhân, nhưng hãy khuyên con chỉ nên ghi những thông tin cơ bản thôi.
Con bạn nên tránh tiết lộ những thông tin như tên đầy đủ, địa chỉ cụ thể, tên trường học lên mạng.
2. Giữ bí mật tên đăng nhập và mật khẩu
Hãy dạy con hiểu rằng tên đăng nhập và mật khẩu là hai điều rất cá nhân và không được phép tiết lộ với ai.
Dạy con về tầm quan trọng của tên đăng nhập và mật khẩu. Nếu hai thứ này rơi vào tay người xấu, con bạn có thể gặp nguy hiểm. Có thể khuyên con bạn nói mật khẩu cho bố mẹ biết, và hứa chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Khuyên con thường xuyên thay đổi mật khẩu để không bị hack.
3. Không đăng hình ảnh nhạy cảm, nguy hiểm
Bố mẹ phải thật nghiêm khắc nhắc nhở con về những hình ảnh được phép đăng lên mạng.
Phải dặn, đặc biệt nếu con đang ở độ tuổi thành niên, tuyệt đối không được đăng tải những hình ảnh mang tính khỏa thân, hành vi thân mật, hành vi bất hợp pháp hay hành vi thô tục. Nhắc con dặn bạn bè không kêu gọi tên con vào xem những hình ảnh như thế.
Con bạn có thể cảm thấy một vài hình ảnh sẽ không thể nào lan rộng được, nhưng bố mẹ phải nhấn mạnh rằng tốc độ lan truyền trên mạng rất nhanh, một bức ảnh có thể không bao giờ bị dỡ bỏ.
4. Đừng thờ ơ trước những hành vi gây hấn
Do ảnh hưởng từ bên ngoài, nhiều trẻ sẽ muốn tạo cho mình hình tượng ngầu trên mạng bằng những hành vi dọa nạt bất lịch sự.
Dặn con phải lịch sự trên mạng như ở bên ngoài và yêu cầu người khác đối xử lịch sự với mình.
Bình luận gây hấn hay bất lịch sự có thể gây rắc rối cho con, thậm chí có thể phải nhận cả hình phạt pháp luật thích đáng.
5. Cẩn trọng với người quen trên mạng
Khi lên mạng, con bạn có thể sẽ gặp được những người mới mẻ thú vị và muốn tận mắt thấy họ.
Dặn con đừng bao giờ đồng ý gặp mặt người quen trên mạng. Thông tin trên mạng có thể là giả, và gặp gỡ người này một mình có thể không an toàn. Hãy hỏi con về những người quen trên mạng, và hỏi xem hai bên thường hay nói những chuyện gì.
Nếu con bạn muốn gặp người quen trên mạng, hãy đảm bảo con không đi một mình. Bạn có thể đi theo con để dự trù tình huống khẩn cấp.
6. Thường xuyên trò chuyện với con
Thường xuyên hỏi về những trang web con hay ghé thăm, nhưng bố mẹ chớ tỏ ra đánh giá hay khắt khe quá mức.
Hỏi con xem có gì mới hay thú vị trong trang web con thường ghé thăm không, bố mẹ có thể tò mò muốn biết đó là gì và bảo con mở trang web đó ra. Nếu con không mở, bố mẹ có thể tự mình kiểm tra xem trang web đó có gì.
Trong trường hợp trang web không an toàn với con bạn, hãy trò chuyện và giải thích với con tại sao lại như thế. Hãy cảnh báo con rằng những trang web đáng ngờ có thể đột nhập vào máy tính con rồi gây hại. Bố mẹ cũng nên nói qua cho con tên của một số trang web mang tính trái luật và nguy hiểm.
7. Dạy con phân biệt thật giả
Hãy cảnh báo và dạy con bạn về cách phân biệt thật giả trên mạng.
Có những người sẽ bịa đặt trên mạng chỉ để tô hồng hình ảnh của mình. Vì thế, bố mẹ cần dạy con cách nhận biết và tránh xa những người như thế.
Hoặc bố mẹ có thể đóng giả là một bạn đồng trang lứa với con và gửi cho con một tin nhắn. Sau khi trò chuyện được một lúc, hãy tiết lộ sự thật và dạy con rằng cuộc sống ngoài kia có rất nhiều người như vậy. Đặc biệt, bố mẹ cần dừng lại ngay nếu con bắt đầu chia sẻ thông tin cá nhân và cảnh báo con.
8. Dạy con cẩn trọng khi tải thông tin trên mạng
Dặn dò con đừng tải tập tin nào từ mạng nếu chúng chưa được xác minh an toàn.
Hãy dặn dò con là rất nhiều trang web có chứa virus, kể tên một số trang web nguy hiểm, không đáng tin.
Dạy con về cách tải tệp tin an toàn và hướng dẫn con cài đặt phần mềm chống virus.
Kể cả khi bố mẹ đã dặn dò, các con vẫn sẽ thử nghiệm nhiều thứ trên mạng. Hãy trò chuyện và mở lòng với con cái, đừng quá khắt khe và đánh giá. Nếu có thể, hãy chặn đường truyền tới những trang web có thể gây hại cho con.
Hà Dung (Theo The Mom Junction)
Nữ tài xế xe buýt Irena Ivic (người Mỹ) đang lái xe trên đường thì bắt gặp một bé gái đi chân trần, ăn mặc phong phanh lang thang một mình trên vỉa hè.
" alt=""/>8 điều phụ huynh cần nhớ khi dạy con về an ninh mạng![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HOREA) hiện vẫn còn có quá nhiều bất cập trong việc thực hiện chủ trương cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ tại TP. HCM.
Trong đó, cơ chế lựa chọn chủ đầu tư và các chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch, dân số... đang là những nút thắt rất khó cởi trong bài toán xử lý các chung cư cũ.
Nghị định 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có quy định: Khoản 1 điều 5 cho phép các chủ sở hữu nhà chung cư được quyền lựa chọn doanh nghiệp bất động sản làm chủ đầu tư dự án xây dựng lại nhà chung cư thông qua đại hội nhà chung cư.
Theo HOREA, phương thức này có nhược điểm là khó tìm được sự đồng thuận của các chủ sở hữu nhà chung cư và mất rất nhiều thời gian, không đáp ứng được yêu cầu cấp bách để xử lý các chung cư bị hư hỏng nặng cũng như yêu cầu chỉnh trang đô thị.
Trong khi đó, Khoản 2 điều 5 của nghị định này quy định đối với nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ, xây dựng lại nhưng các chủ sở hữu không lựa chọn được doanh nghiệp làm chủ đầu tư, thì nhà nước thực hiện việc cưỡng chế phá dỡ để trực tiếp đầu tư xây dựng lại chung cư, hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) để phục vụ nhu cầu tái định cư cho các chủ sở hữu nhà chung cư.
Tại khoản 3 điều 9 cũng quy định: Sở Xây dựng báo cáo UBND thành phố quyết định lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
Phương thức này có nhược điểm là mất rất nhiều thời gian, bởi vì chỉ sau khi các chủ sở hữu nhà chung cư không lựa chọn được nhà đầu tư thì nhà nước mới tham gia, và chỉ áp dụng đối với trường hợp chung cư thuộc diện phải phá dỡ, xây dựng lại.
Liên quan đến công tác đấu thầu, Luật Đấu thầu 2013 có quy định: Tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất (...); trừ trường hợp được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc hình thức chỉ định nhà đầu tư (Khoản 2 điều 15)
Khoản 4 điều 22 quy định chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện; hoặc chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện thu xếp vốn; hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.
Điều 26 quy định việc lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, đối với trường hợp dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thì người có thẩm quyền (như UBND thành phố) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Về những bất cập liên quan đến chỉ tiêu quy hoạch, phân cấp phê duyệt dự án nhà ở: Theo HOREA, Nghị định 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ "về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư" đã có nhiều cơ chế mới để thực hiện việc xây dựng lại nhà chung cư.
Ví dụ như tại khoản 5 điều 8 đã giao cho "UBND cấp tỉnh quyết định việc cho phép điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình, bảo đảm việc đấu nối về hệ thống hạ tầng, phù hợp về không gian kiến trúc theo quy hoạch đã được phê duyệt và hiệu quả đầu tư của dự án. Trường hợp điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình khi thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc khu vực nội đô tại các đô thị mà theo quy hoạch chung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là khu vực phải hạn chế phát triển công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú thì phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận".
Tuy nhiên, theo quy định này thì Thủ tướng Chính phủ chưa phân cấp và chưa ủy quyền đầy đủ cho những đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP.HCM.
Không những thế, những nội dung thay đổi này cũng chưa khả thi vì hiệu quả kinh doanh vẫn bị hạn chế, nhà đầu tư khó thu hồi vốn vì còn thiếu yếu tố về chỉ tiêu dân số để có thể tăng thêm số căn hộ giúp nhà đầu tư thu hồi vốn đầu tư (với lợi nhuận định mức 10%).
Bên cạnh đó, tại khoản 3 điều 4 Nghị định 101/2015/NĐ-CP quy định trường hợp căn hộ có từ 2 sổ hộ khẩu trở lên thì "Chủ sở hữu được ưu tiên mua thêm căn hộ tại cùng địa điểm theo giá kinh doanh do chủ đầu tư dự án và chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận".
Theo đánh giá của HOREA, do các hộ ghép trong nhà chung cư là bên yếu thế so với chủ đầu tư nên rất cần có cơ chế xác định "giá bán kinh doanh" để tránh trường hợp sau này chủ đầu tư đẩy giá bán lên quá cao, ngoài sức chịu đựng của người dân.
Theo quy định của Luật Nhà ở 2014, các dự án phát triển nhà ở có quy mô từ 2.500 căn trở lên; dự án nhà ở có quy mô từ 100ha trở lên ở ngoại thành, từ 50 ha trở lên ở nội thành, phải trình Bộ Xây dựng và Chính phủ xem xét quyết định.
Tất cả các công trình nhà ở cao tầng cấp 1 (từ trên 22 tầng) đều phải trình Bộ Xây dựng xem xét quyết định.
Quy định này là cần thiết đối với các tỉnh, nhưng có thể không phù hợp với các đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP.HCM, HOREA nhìn nhận.
Theo Bizlive
Chung cư cũ án ngữ ‘đất vàng’ vào tầm ngắm" alt=""/>Vì sao các chung cư cũ khó xây mới lại được?
Một người đàn ông Brazil đã bị cá mập cắn tử vong khi đang tiểu tiện dưới biển trong tình trạng say xỉn.
" alt=""/>Cuộc sống đầy bất ngờ của người đàn ông có “đầu lộn ngược”